Loading

11 XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING VIỆT NAM 2019: NỀN TẢNG QUAN TRỌNG CHO NHỮNG NĂM SAU

Img
Img

2018 là một năm nhiều biến động. Biến động từ chính sách của các quốc gia đối với các công ty công nghệ, biến động từ chính nội tại các nền tảng lớn (Google, Facebook) trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt khi mà miếng bánh toàn cầu đã chạm ngưỡng, biến động từ tư duy và cách làm Digital Marketing của doanh nghiệp, người dùng Việt Nam.(11 Xu Hướng Digital Marketing Việt Nam 2019)

2019 sẽ chưa phải là một năm ổn định. Nhưng đối mặt với những biến động lớn, Việt Nam sẽ xoay chuyển rất nhanh (luôn là như vậy) và 2019 sẽ mở đầu cho một loạt xu hướng sau này, bao gồm cả việc quay trở lại những giá trị bền vững.

11 điều sẽ định hình và làm thay đổi bộ mặt của Digital Marketing Việt Nam từ đây về sau (nhận định bởi LUMOSVIETNAM)

1. Machine Learning

Sự phát triển siêu tốc của máy học sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức làm Marketing. Câu hỏi đặt ra là “các lý thuyết truyền thống có còn hiệu quả không khi mà máy học đã giải quyết tốt hơn con người từ khâu nghiên cứu thị trường, phân khúc và lựa chọn thị trường”.

Các mô hình Marketing vốn được đưa ra nhằm tiếp cận, phát triển khách hàng từ giai đoạn không biết gì cho tới khi họ mua hàng. Với sự giúp đỡ của Machine learning, dựa trên ưu thế tuyệt đối về lượng lớn dữ liệu có trong tay, nhưng nền tảng phổ biến như Google, Facebook có khả năng đem sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới thẳng người dùng đang có ý định (realtime), thay vì phải thực hiện bài bản từ Awareness tới Action. Với quy mô lớn, cách làm có lẽ sẽ chưa thay đổi ngay lập tức nhưng với doanh nghiệp nhỏ, việc tìm kiếm khách hàng “ngay lập tức” có thể … giao cho máy được rồi.

2. Google Search – Đẳng cấp chứ không phải phong độ

Những năm qua, sự bứt phá của Facebook, Instagram hay các nền tảng mới nổi khác khiến cho ngôi vương của Công cụ tìm kiếm Google lung lay. Những nghi vấn đặt ra là liệu Facebook hiệu quả hơn hay Google hiệu quả hơn? Ngân sách quảng cáo, truyền thông dần được phân phối sang các nền tảng khác nhiều hơn và dường như Google không phải là vua.

Nhưng sự bất ổn của Facebook khiến cho doanh nghiệp, các cá nhân kinh doanh của Việt Nam lao đao trong năm 2018. Facebook liên tục gặp phải các bê bối về bảo mật và đối mặt với hàng loạt cáo buộc nghiêm trọng từ các nước. Cách mà Facebook đối mặt với mọi chuyện cực kỳ tệ hại, họ thẳng tay thay đổi vô tội vạ, mặc cho các doanh nghiệp tiền mất tật mang, nhiều khi là oan ức. Cơ quan thuế Việt Nam thì liên tục có hành động thực tế nhắm tới các cá nhân kinh doanh trên MXH, mọi chuyện không còn dễ dàng và thiếu kiểm soát.

Sự bất ổn khiến cho doanh nghiệp phải suy nghĩ lại: nên chọn NHANH cùng Facebook, hay BỀN cùng Google?

LUMOS cho rằng, thị trường SEO 2019 sẽ tiếp tục với đà đi lên mạnh mẽ sau 3 năm tưởng như đã lên đỉnh. Và SEO bằng Content vẫn vững như bàn thạch.

3. Kỷ nguyên video?

Người ta nói đến kỷ nguyên Video đã lâu. Thế giới đã dịch chuyển, nhưng Việt Nam thì chưa.

Sử dụng công cụ Keywordtool.io, chúng ta có thể dễ dàng thấy lượng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ trên YouTube nhiều gấp 3 trên Google. Nhưng hãy lên YouTube và xem, bạn sẽ thấy gần như không có đối thủ nào làm kênh YouTube một cách tử tế. Tử tế ở đây là sự đầu tư bài bản từ nghiên cứu thị trường, thị hiếu, tạo ra các video chất lượng. Cùng 1 lĩnh vực, nếu bạn tìm bằng tiếng Anh và tiếng Việt, bạn sẽ thấy 2 thế giới hoàn toàn khác biệt, một đẹp & hữu ích, một xấu & nhàm chán.

Kỷ nguyên Video với Việt Nam có lẽ vẫn chưa tới. Nhưng 2019 sẽ chứng kiến sự vượt lên một cách nổi bật của các doanh nghiệp chịu khó đầu tư vào YouTube, vào những Video có hình ảnh chất lượng trên website.

Bạn có thể chọn nhanh chân và dẫn đầu, hoặc tiếc nuối sau 2-3 năm nữa vì mình đã để lỡ cơ hội.

4. TikTok

Nói đến Video không thể không nói đến TikTok. Khi các Marketing Manager còn đang loay hoay với sự thay đổi của Truyền hình, Google, Facebook … thì toàn bộ thế hệ Z đã chuyển sang TikTok. Không đứa trẻ nào từ 7 đến 16 tuổi mà không biết dùng Tiktok. Chúng có hàng nghìn follower trên Mạng Xã Hội Video lớn nhất hiện nay. Chúng không lên Facebook, không dùng Instargram, chưa tiêu dùng nhiều nên cũng ít dùng Google… nhưng chúng rất thích TikTok. Thậm chí việc tụi trẻ thích TikTok còn lan truyền qua cả… bố mẹ, ông bà, những người trông nom chúng.

Chưa thể chắc chắn TikTok sẽ bền vững thế nào với việc chỉ đang là nền tảng tạo Video nhanh, thú vị. Nhưng 2019 chắc chắn là một năm tiếp theo thành công của TikTok với hàng tỷ USD doanh số quảng cáo được đổ vào đây.

Với Việt Nam, đã có những doanh nghiệp nhanh chân tham gia vào nền tảng này và CPM thì đang rất rẻ.

5. Facebook?

Trải qua một năm sóng gió, liệu Facebook có còn là kênh mà các doanh nghiệp, cá nhân tin tưởng? Tin tưởng thì không chắc, nhưng tiếp tục đầu tư là chắc chắn bởi Facebook đã chứng minh được hiệu quả, có điều chi phí sẽ tăng chóng mặt, những gì “miễn phí” sẽ dần biến mất.

  • Facebook Group sẽ lên ngôi
  • Facebook livestream tiếp tục phát triển mạnh mẽ
  • Facebook Video thay thế cho các định dạng text, image nhàm chán
  • Facebook page cộng đồng tiếp tục là kênh Booking mang lại lượng Reach lớn và rẻ. BeatVN thích điều này

6. Content – Chiến lược nội dung

“Content is king” là câu nói cửa miệng. Nhưng doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự làm nội dung một cách bài bản chưa thì có thể trả lời là … chưa.

Những chiến dịch “Content mì ăn liền”, những chiến dịch “Seeding chóng vãnh” vẫn hiệu quả với Facebook, với các , đã ngăn cản doanh nghiệp đầu tư vào nội dung có tính chất lâu dài. Ngay cả với doanh nghiệp đã đầu tư hàng tỷ đồng vào SEO thì ngân sách dành cho Content “nghiêm túc” vẫn là xa xỉ.

11 Xu Hướng Digital Marketing Việt Nam 2019

Nhưng sự xuống sức của các Fanpage, hiệu quả thấp từ các nội dung đã lên top Google sẽ khiến doanh nghiệp phải tính lại trong năm 2019. Sẽ không còn thời mà những nội dung hời hợt nhưng vẫn ra số. Doanh nghiệp giờ đây phải loay hoay và bắt đầu tập đầu tư vào những Video chất lượng hơn, những bài post thu hút người đọc hơn. Nhưng số lượng doanh nghiệp muốn quay lại với Facebook sau khi thất bại là không nhiều, thay vào đó là việc loay hoay đi tìm kiếm kênh hiệu quả mì ăn liền khác. Và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trụ lại sau cơn bão với Content bài bài, dài hạn.

7. E-Commerce Website

Những gã khổng lồ đều đã đổ tiền vào Việt Nam. Cuộc đua đốt tiền vẫn đang tiếp tục và trước mắt người hưởng lợi là các chủ shop. Bạn có biết đăng gian hàng lên Lazada hay Shopee hết bao nhiêu chi phí, phải chịu bao nhiêu hoa hồng cho họ? Câu trả lời là “0 đồng”.

2019 chắc chắn sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc đua giữa các sản thương mại điện tử với hàng trăm lợi ích dành cho shop, user và tất cả các bên liên quan. Tiền sẽ chưa tiêu hết ngay trong 1 năm được, vì vậy sẽ không nghi ngờ gì khi các doanh nghiệp tiếp tục kéo nhau LÊN SÀN.

Ngoài ra, đã xuất hiện những nhóm khách hàng tiêu dùng không sử dụng Google, họ muốn mua là vào thẳng website thương mại điện tử yêu thích của họ.

Nhưng hãy cẩn thận, sự “Miễn phí” không phải là “Mãi mãi”.

8. App

11 Xu Hướng Digital Marketing Việt Nam 2019

“Nền kinh tế chia sẻ” ban đầu còn là cụm từ thời thượng nhưng xa lạ, đã nhanh chóng trở thành quen thuộc. Việt Nam có bao nhiêu app gọi xe? Việt Nam có bao nhiêu App giao hàng? Việt Nam có bao nhiêu ứng dụng đặt phòng? Thật khó mà đếm hết vào thời điểm này.

Với thế mạnh hàng triệu User, App bây giờ không chỉ đơn giản là việc nội bộ giữa doanh nghiệp sở hữu App và người dùng của họ. App đang trở thành môi trường để các doanh nghiệp tận dụng truyền thông tới đối tượng khách hàng tiềm năng.

Bạn mở 1 cửa hàng đồ ăn, 1 tiệm thời trang, bạn không cần Facebook, cũng không cần Google, bạn cần Now!?

9. Thế hệ Z

Thế hệ Z, tiếp nối thế hệ Y (1981 – 1996), sẽ trở thành chủ nhân của Internet trong 1 2 năm tới. Và điều đặc biệt là họ khác hẳn thế hệ Y.

Cuộc sống vật chất đầy đủ và chất lượng hơn những thế hệ trước. Sử dụng nhiều thiết bị điện tử cùng một lúc. Có khuynh hướng khám phá. Quân tâm “là tôi” hơn “là họ”, quan tâm “trải nghiệm” hơn “tiêu dùng”. Là những Công dân toàn cầu, quan tâm tới môi trường. Xem rất nhiều Video.

Thế hệ Z là insight và hành vi khác biệt, là thách thức cho những người làm Marketing vốn đã rất quen với thế hệ Y 10 năm nay.

Thế hệ Z sẽ quyết định cách làm Marketing thay đổi như thế nào và đây vẫn là ẩn số.

11 Xu Hướng Digital Marketing Việt Nam 2019

10. Affiliate Marketing

Tiếp thị liên kết, sử dụng trung gian để kết nối với các publisher cá nhân (blogger) và chuyên nghiệp (websosanh) sẽ giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí Marketing, tập trung chi phí vào việc chi trả hoa hồng hơn là tự làm.

Affiliate đã phát triển vài năm nay tại Việt Nam. Nhìn sự phát triển của Accesstrade (thành viên của MOG với sự đầu tư từ đối tác Nhật) có thể thấy số lượng các merchant (bên cung cấp sản phẩm) và publisher (bên phân phối, bán sản phẩm) tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng cho thấy 2019 tiếp tục là năm tăng tưởng mạnh của Affiliate. Nếu có thêm những tay chơi mạnh mẽ hơn, tin chắc rằng doanh nghiệp sẽ là bên hưởng lợi đầu tiên khi đưa sản phẩm vào các hệ thống như vậy.

11. Luật ANM

Cuối cùng, không thể không nhắc tới luật An Ninh Mạng khi luật này đã có hiệu lực từ 1.1.2019.

Có chuyên gia nói rằng luật này ảnh hưởng lớn nhất tới các công ty khởi nghiệp công nghệ. Có chuyên gia lại nói rằng luật này ảnh hướng lớn tới người dùng. Có người lại nói, luật này sẽ làm các doanh nghiệp nước ngoài khó khăn ở Việt Nam …

Vẫn còn sớm để nói luật sẽ ảnh hưởng như thế nào bởi ngay cả trong văn bản luật, mọi thứ vẫn còn khá mù mờ, các khái niệm còn chưa rõ ràng. Nhưng chắc chắn một điều, từ bây giờ, phát ngôn gì trên Internet, mỗi chúng ta, mỗi doanh nghiệp cần cẩn thận hơn rất rất nhiều. Là xấu, hay tốt, hãy cùng chờ xem!

11 Xu Hướng Digital Marketing Việt Nam 2019

Kết

Kỷ nguyên Digital, các nền tảng Online ngày càng thay đổi nhanh chóng, phân cực mạnh mẽ sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. 2019 sẽ rất rủi ro nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục bám trụ với 1 hoặc 2 nền tảng nhất định. Không có điều gì chắc chắn về tính ổn định của cả Google lẫn Facebook. Người dùng cũng đã đa dạng hóa hành vi, sở thích và cách sử dụng các nền tàng Online. Một thương hiệu để bám đuổi được toàn bộ hành trình của người dùng là cuộc chơi vô cùng tốn kém, đòi hỏi tính chuyên môn cao.

Tuy nhiên cũng có một cách để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng, làm theo những gì thế giới đã làm bấy lâu nay, đó là chủ động tạo ra sự ủng hộ (Advocacy) từ cộng đồng, khách hàng thông qua việc sản xuất các nội dung hữu ích một cách bài bản, có chiến lược. Google, Facebook hay bất cứ nền tảng nào cũng yêu thích điều đó, thông qua việc thực hiện chiến lược Content nghiêm túc, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sở hữu thứ hạng cao trên Google, những Fanpage với tỷ lệ tiếp cận 30 40%, thậm chí là những chiến dịch Video dễ dàng viral.

Thực sự, việc làm thương hiệu tại Việt Nam với doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất dễ dàng, chỉ cần bạn nổi bật nhất trong 1 cộng đồng khách hàng tiềm năng vừa đủ để doanh nghiệp phục vụ và kiếm được lợi nhuận phù hợp với quy mô của mình, bạn sẽ chiến thắc. Mấu chốt chính là “Tần suất xuất hiện” dày đặc, liên tục và “Khả năng định vị thương hiệu” một cách bài bản, hiệu quả.

Bonus 1: Có những thứ mãi chưa trở thành xu hướng

– Mobile First: Facebook đã ra Instant Article từ lâu, Google cũng ra AMP được 2 năm hơn, Google Search giờ đây sẽ index Mobile thay vì phiên bản PC. Truy cập vào website không còn là 50% từ mobile nữa mà là 70%. Nhưng thiết kế website vẫn duyệt bản PC đầu tiên, nội dung tạo ra được kiểm duyệt trên PC, tốc độ website được ưu tiên phân tích phiên bản PC. Tất cả ở Việt Nam, vẫn là PC.

– Email Marketing: thế giới đã dùng từ lâu. Nếu tỉ lệ chuyển đổi trung bình của các kênh Digital là 2% thì với email, thế giới đạt trung bình 4% tỷ lệ chuyển đổi. Nhưng ở Việt Nam vẫn là: “người ta có dùng email đâu”, “email có ai đọc đâu” và rốt cuộc EMAIL được cho là không hiệu quả, một cách oan uổng.

– Automation Marketing: thật khó để Việt Nam tiếp cận Automation. Automation là sự kết hợp của việc am hiểu User, Conversion Optimize, Email Marketing, Martech và cả Content nữa … Giỏi 1 thứ đã khó, đằng này để sử dụng Automation cần giỏi hết những thứ đó.

– VR: thực tế ảo, chúng ta thấy rất nhiều, rất rất nhiều … trên quảng cáo, trên phim.

– Influencer Marketing: người ta nói nhiều đến Influence Marketing, Micro-Influencer Marketing. Nhưng với định nghĩa “Influencer là người không dùng sản phẩm mà vẫn review” thì Việt Nam có lẽ vẫn chưa thể bùng nổ, thậm chí có thể phản tác dụng với đa số chiến dịch sử dụng Influencer là kênh truyền thông chứ không phải là kênh tạo ra thảo luận. Tuy nhiên hãy cẩn trọng với những làn sóng Influencer tự phát, nếu doanh nghiệp gây ra đủ phiền phức hoặc tạo ra đủ sự hài lòng, các Facebooker sẽ lên tiếng đủ để nhấn chìm một thương hiệu hoặc khiến bạn nổi tiếng sau 1 đêm.

11 Xu Hướng Digital Marketing Việt Nam 2019

– Blogger: Mất niềm tin vào việc thu được lợi tích từ blog, các doanh nghiệp Việt Nam từ lâu đã rời bỏ công cụ Marketing hữu hiệu này. Viết Blog không lên top Google, viết Blog chỉ thấy viewer không thấy buyer, viết Blog lâu có hiệu quả. Những trở ngại trên là có thật. Thị phần blog trên Google vẫn thuộc về những tay chơi cá nhân, nhưng chuyên gia SEO trong giới Underground như Toplist.vn, Dulichtoday.vn, Cachlam … hay những tay chuyên nghiệp thực thụ đến từ Global như Wikihow.vn, Hellobacsi.com, Dulich9.com. 2019 vẫn chưa phải là xu hướng của Blogging nhưng sẽ là năm khởi đầu cho trào lưu nhà nhà làm blog trong những năm tới. Và điều tiên quyết đối với doanh nghiệp là phải hiểu về CR Optimize, Email Marketing và xa hơn là Automation Marketing.

Bonus 2: Đã cũ nhưng vẫn hiệu quả

– KOL: khác với Influencer, KOL là những người nổi tiếng, người của công chúng và tiếng nói từ họ chưa bao giờ mất tác dụng. Tuy nhiên có lẽ sử dụng KOL hiệu quả chỉ có thể đến từ các nhãn hàng lớn và các chiến dịch bài bản.

– Seeding: tuy rằng seeding chưa thực sự thực chất. Nhưng thói quen của người tiêu dùng dễ dàng tin vào những gì họ đọc/xem được sẽ giúp seeding luôn là có một ngân sách nhất định trong các chiến dịch Digital Marketing tổng thể.

– Radio (VOV): khi Tivi luôn bị coi là cựu vương (dù đúng hay sai) thì VOV ngày càng thu hút nhiều ngân sách bởi sự phát triển của Oto và taxi công nghệ. Khán giả nghe VOV là rất nhiều và họ là những người có khả năng chi trả. Chỉ có điều các quảng cáo đang phát trên VOV giao thông rất dễ lãng quên ngay khi chúng ta bước xuống khỏi xe oto.

– Frame thang máy: vẫn được bầu chọn là kênh truyền thông hiệu quả, giá rẻ với khả năng nhắm chọn đến từng tòa nhà, khu vực. Bạn sẽ làm gì khi vào thang máy? Không xem quảng cáo thì còn làm gì nữa!

Hotline: 038.810.6866

 

Leave a Comment